Thang đo độ cứng Janka là gì?

Sàn gỗ tự nhiên là một trong những quyết định sáng suốt của bạn khi thiết kế nội thất trong nhà vì đây là vật liệu cao cấp an toàn tốt cho sức khỏe và không bao giờ lỗi mốt. Nhưng về độ bền cứng rắn của gỗ tự nhiên, thì mỗi loại sẽ có độ cứng khác nhau.

Sàn có độ cứng càng cao, thì độ bền, cứng rắn càng tốt. Vậy làm cách nào để xác định độ cứng của sàn gỗ tự nhiên. Độ cứng của sàn gỗ tự nhiên được đo bằng thang độ cứng Janka. Đây là thang đo tiêu chuẩn dành riêng cho gỗ thịt, gỗ rừng hay gỗ tự nhiên. Chúng ta cùng tìm hiểu cách hoạt động của thang đo độ cứng Janka với sàn tự nhiên.

Thang độ cứng Janka là gì?

Mô hình thử nghiệm Janka -
Mô hình thử nghiệm Janka

Thang độ cứng Janka được đo bởi một tấm gỗ cứng tự nhiên cần xác định. Janka được phát minh vào năm 1906 bởi nhà nghiên cứu người Áo tên là Gabriel Janka. Để hiểu hơn về thang đo Janka, bạn cần hiểu thử nghiệm độ cứng sàn gỗ (Janka hardness) hoạt động thế nào?

Thử nghiệm độ cứng sàn gỗ (Janka hardness):

Cần có là một quả bóng thép có đường kính 0,444 inch (12,28mm), được ép vào bề mặt sàn gỗ tự nhiên cần đo trực tiếp dưới áp lực lớn 3000kg.

Điều kiện cần gỗ tự nhiên đã được sấy khô đến độ ẩm đạt tới 12%.

Kết quả của thang độ cứng Janka chính là tỉ lệ viên bi lõm vào thanh gỗ. Họ sẽ đo tỉ lệ độ cứng của thanh gỗ tự nhiên đó theo 1 bảng có sẵn.

Tại sao đánh giá độ cứng Janka quan trọng?

Giá sàn gỗ tự nhiên khá cao và sẽ tiêu tốn một khoảng lớn trong tài chính của bạn. Vì vậy để đảm bảo bạn mua được sàn gỗ chất lượng đúng theo giá tiền mà bạn bỏ ra. Chứ không phải loại sàn tự nhiên kém chất lượng, sau vài năm đã hỏng hóc và phải bảo trì thường xuyên.

Với sàn tự nhiên có chỉ số Janka thấp hơn thì bạn cũng sẽ có cách sử dụng hợp lý nhất để sản phẩm được bền và tuổi thọ sử dụng của sàn tự nhiên đó cao hơn.

Nếu nhà bạn đi lại nhiều, đi cả dép hoặc có nuôi vật nuôi trong nhà thì bạn nên tìm kiếm vật liệu có độ cứng Janka cao hơn. Thang độ cứng Janka sẽ giúp bạn đánh giá độ cứng của ván sàn.

Mức độ gỗ sẽ chịu được vết lõm độ mòn cũng như dự đoán gián tiếp được sự khó khăn trong việc chế tác gỗ đó như việc đóng đinh, vặn vít, chà nhám của gỗ. Mức độ bền, độ hao mòn của sàn để bạn có phương pháp khắc phục và có quyết định mua hàng đúng đắn hơn.

Phương pháp hoạt động của thang đo độ cứng Janka?

Biểu đồ janka1
Biểu đồ Janka2
Biểu đồ Janka 2
Biểu đồ janka3
Biểu đồ Janka các loại gỗ thịt tự nhiên

Thang xếp hạng Janka hoạt động được đo bằng pound lực (lbf) hoặc Newton (N) hoặc bằng kilogam cần thiết để đưa một quả bóng thép có đường kính 11,28 mm.

Thang độ cứng Janka được đo bởi đơn vị: Ở Hoa Kì được gọi là đơn vị pound lực (ibf). Ở Thụy Điển: Đo kilogam(Kgf). Ở Úc: Đo Newton (N) hoặc kilonewtons (KN).

Thử nghiệm được thực hiện trên bề mặt của một tấm ván, vuông góc với viên bi được thực hiện. Ép khối lượng vật liệu 3000kg nên viên bi ép xuống bề mặt gỗ tự nhiên đến độ sâu bằng một nửa đường kính viên bi. Chỉ số độ lõm trên sàn gỗ sẽ được ghi lại.

Mỗi loại sàn gỗ sẽ có kết quả khác nhau, độ cứng sẽ thay đổi phụ thuộc vào thớ gỗ của nó. Nếu cùng loại gỗ mà đo sẽ không có sự khác nhau quá nhiều về độ cứng. Tỉ lệ khác biệt cùng một loại gỗ có tỉ lệ dao động từ 5 – 10%. Còn lại tỉ lệ thang độ cứng của sàn tự nhiên mỗi loại mỗi khác.

Đối với thử nghiệm thường yêu càu mẫu gỗ có chiều rộng 2’’ x 6’’. Độ dày ít nhất là 6 – 8mm, thử nghiệm được sử dụng phổ biến nhất là ASTM D1037.

Khi kiểm tra sàn gỗ, thử nghiệm Janka luôn được thực hiện gỗ lấy từ thân cây – tâm gỗ thân cây, mẫu chuẩn ( tiêu chuẩn ASTM D143).

Thang độ cứng Janka chưa giới hạn mức độ cứng nhất của sàn gỗ là bao nhiêu?

Mức thang giới hạn: 300 ibf – 4500 ibf ( tức 1.360 N – 20.000N) tương đương 13.5kg – 2000kg.

Balsa: 22 ibf ( 98 N)là gỗ mềm nhất từng được đo hiện nay.

Buloke Úc: 5.060 ibf (22.500 N) hiện tại là gỗ cứng nhất trong bảng chỉ số thang độ cứng Janka.

Thang độ cứng Janka một số dòng gỗ tự nhiên tại công ty Sàn Đẹp.

Sàn gỗ Sồi Trắng: 1360 ibf (6.000 N)
Sàn gỗ Sồi Đỏ: 1290 ibf (5.654 N)
Sàn gỗ Sồi Mỹ: 1300 ibf (5.700 N)
Sàn gỗ Teak: 1155 ibf (5.140 N)
Sàn gỗ Teak Myanmar: 1050 ibf
Gỗ Trầm Hương: 410 ibf (1.800 N)
Gỗ Anh Đào: 788 ibf
Sàn gỗ Óc Chó: 1010 ibf (4.500 N)
Sàn gỗ Chiu Liu: 1855 ibf
Sàn gỗ Tre: 1450 ibf
Sàn gỗ Căm Xe: 2369 ibf
Sàn gỗ Giáng Hương: 2150 ibf (9.550 N)
Sàn gỗ Gõ Đỏ: 3500 ibf
Sàn gỗ Lim: 3200 ibf (14.5N)

Như vậy từ thang số độ cứng Janka của sàn gỗ bạn cũng hiểu rõ hơn một số thông tin về loại gỗ bạn đang tìm hiểu. Bên cạnh đó còn có rất nhiều thông số khác để đánh giá chất lượng sàn gỗ.
Average: 5 (1 vote)

Tin tức cùng loại