Top những loại gỗ tự nhiên cứng nhất trên thế giới

Đối với gỗ tự nhiên thì càng cứng chắc đồng nghĩa với việc chất lượng, độ bền và giá trị càng cao. Chính vì thế để có thể định lượng được chính xác nhất về độ cứng của gỗ tự nhiên hiện nay mọi người sẽ sử dụng thang đo Janka (nếu mọi người muốn tìm hiểu chi tiết về thang đo độ cứng Janka có thể tham khảo tại http://sangotunhien.net/thang-do-do-cung-janka-la-gi). Vậy đâu là những loại gỗ cứng nhất trên thế giới hiện nay theo Janka. Để giải đáp thắc mắc trên hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của sangotunhien nhé!

#Top 1: Gỗ Australian Buloke

Gỗ Australian Buloke


Dẫn đầu trong danh sách loại gỗ cứng nhất hiện nay đó là gỗ Australian Buloke với độ cứng đạt 5060 ibf. Đây là loại gỗ phân bố ở Úc và được gọi với tên khác gỗ lim châu Úc hay gỗ sồi bò có tâm màu nâu đỏ, thịt gỗ màu nâu vàng nhạt, độ bóng tự nhiên khá tốt.

Chính nhờ những đặc điểm trên mà dòng gỗ này được nhiều người sử dụng để làm cán dao, ván sàn, đồ gỗ mỹ nghệ và các đồ vật tiện dụng.

# Top 2: Gỗ Schinopsis brasiliensis

Là loại gỗ tự nhiên có nguồn gốc từ Brazil, Bolivia và Paraguay nhưng hiện tại đã trở thành đặc hữu của Brazil, gỗ Schinopsis brasiliensis chính là dòng gỗ có độ cứng đứng thứ 2 trên thế giới hiện nay theo thang số đo Janka (đạt 4800 ibf).

# Top 3: Gỗ Teak

Gỗ Teak


Đứng ở vị trí thứ ba trong danh sách những dòng gỗ tự nhiên cứng nhất thế giới chính là gỗ Teak (gỗ tếch, gỗ giá tỵ) tên khoa học Tectona Grandis – đạt độ cứng 4740 ibf theo Janka.

Dòng gỗ này hiện nay chia làm 2 loại đó là gỗ teak Myanmar và gỗ teak Lào có màu vàng sẫm hoặc vàng ngả nâu rất sang trọng, có khả năng chống mối mọt rất tốt, giá cả phải chăng chính vì thế hiện nay được sử dụng nhiều để thi công sàn gỗ trong nhà.

>> Tham khảo sản phẩm sàn gỗ Teak: Bấm vào đây

# Top 4: Gỗ Quebracho

Gỗ Quebracho

Gỗ Quebracho còn tên khoa học của nó là Schinopsis spp là một loại gỗ hiếm khi có sẵn ở Hoa Kỳ cho nên giá cả năm ở tầm trung bình đến cao. Gỗ được phân bố ở các rừng nhiệt đới Nam Mỹ, thuộc chi Schinopsis nặng và cứng nhất thế giới. Theo như thang đo độ cứng Janka thì dòng gỗ này đạt tới 4570 ibf.

Về đặc điểm của gỗ Quebracho thì có màu nâu nhạt vài vị trí có các vệt đen sẫm màu hơn; kết cấu mịn, đồng đều, độ bóng tự nhiên cao nên được dùng nhiều để làm đồ trang trí nội thất, xây dựng hạng nặng, giao thoa đường sắt, cột hàng rào các vật thể quay khi xuất khẩu.

# Top 5: Gỗ Lignum Vitae

Gỗ Lignum Vitae


Loại gỗ tự nhiên cứng top đầu theo thang đo Janka tiếp theo mà chúng tôi muốn chia sẻ đến mọi người đó là Gỗ Lignum Vitae có tên khoa học Guaiacum docinale, G. Sanctuarytum độ cứng đạt 4390 ibf được phân bố nhiều ở khu vực Trung Mỹ và Bắc Nam Mỹ.

Dòng gỗ này thường có màu ô liu vàng nhạt đến xanh lá cây hoặc nâu sẫm đến gần như đen, màu sắc sẽ tối hơn khi cây có tuổi thọ cao và sở hữu kết cấu rất tốt, có thể được đánh bóng đến độ bóng rất mịn do hàm lượng dầu tự nhiên cao. Về phần mùi hương thì gỗ Lignum Vitae có mùi thơm nhẹ, giống nước hoa.

# Top 6: Gỗ Gidgee

Gỗ Gidgee


Theo như thang đo độ cứng gỗ tự nhiên Janka thì gỗ Gidgee với tên khoa học Acacia Cambagei phát triển nhiều ở vùng hẻo lánh, khô cằn tại Queensland và Lãnh thổ phía Bắc đạt 4270 ibf đứng ở vị trí thứ 6 loại gỗ cứng nhất.

Gidgee là loại gỗ nặng khoảng 1300kg mỗi mét khối có thớ gỗ dày, đặc, bề mặt mịn, độ bền cao và có màu nâu đỏ trung bình đến nâu sẫm nên được sử dụng phổ biến làm hàng rào, sàn gỗ chống trầy xước, đồ nội thất, nhạc cụ và các tác phẩm thủ công.

# Top 7: Gỗ Rắn

Gỗ Rắn


Gỗ Rắn nằm trong danh sách những loại gỗ tự nhiên sở hữu độ cứng nhất hiện nay với mức 3800 ibf.

Dòng gỗ này có tên khoa học Guianense Brosimum phân bố chủ yếu ở các vùng ven biển phía đông bắc Nam Mỹ có kết cấu dày đặc có độ bóng tự nhiên cao và sở hữu màu sắc nâu đỏ với các mảng nâu hoặc đen tương phản giống như da của 1 con rắn. Đặc biệt, cây gỗ Rắn càng nhiều năm tuổi thì màu sắc càng tối.

Ứng dụng của gỗ Rắn tự nhiên trong đời sống có thể kể đến như: Sử dụng để làm nhạc cụ, cung violon, tay cầm công cụ và đồ trang trí nội thất…

# Top 8: Gỗ Vera

Gỗ Vera


Gỗ Vera với tên khoa học Bulnesia arborea, Bulnesia sarmientoi phân bố chủ yếu ở Trung Mỹ và Bắc Nam Mỹ. Loại gỗ này thì rất cứng, nặng, nhiều dầu, có lông và có màu oliu vàng nhạt đến màu xanh lá cây hoặc nâu sẫm đến gần như đen, màu sắc sẽ tối hơn khi cây có tuổi thọ cao đặc biệt là khi tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời. Về độ cứng theo thang đo Janka thì gỗ Vera là 3710 ibf.

# Top 9: Gỗ Lạc Đà

Gỗ Lạc Đà

Xếp hạng thứ 9 trong danh sách 12 loại gỗ cứng nhất chính là gỗ Lạc Đà hay gỗ Hiêu Cao Cổ phân bố ở Nam Phi với độ cứng đạt 3680 ibf (theo thang đo Janka).

Dòng gỗ này có màu sắc nâu đỏ sẫm, gỗ sưa sẽ có màu vàng với kết cấu vừa phải, tuổi thọ sử dựng lâu dài, có khả năng chống côn trùng tốt nên được sử dụng nhiều để làm trụ hàng rào và nội thất trang trí…

# Top 10: Gỗ Đen Châu Phi

Gỗ Đen Châu Phi với tên khoa học Dalbergia melanoxylon hay còn gọi là gỗ Mun Châu Phi được coi là một trong những dòng gỗ tự nhiên cứng và dày đặc nhất trên thế giới với độ cứng 3670 ibf.

Màu sắc của dòng gỗ này giữa sẽ có màu đen, thỉnh thoảng có màu nâu sẫm hoặc màu tía, bên ngoài được bọc lớp gỗ màu vàng nhạt, mỏng và có rành giới rõ ràng với phần màu sẫm.

Về đặc tính thì dòng gỗ Mun Châu Phi này so với nhiều dòng gỗ Mun khác có tính ổn đỉnh và khả năng chống cong vênh tốt hơn.

# Top 11: Gỗ Lim đen

Gỗ Lim đen


Với độ cứng theo thang đo Janka là 3660 ibf thì gỗ Lim Đen cũng nằm trong top những loại gỗ tự nhiên cứng và nặng nhất.

Gỗ Lim Đen có tên khoa học Krugiodendron ferreum hiện nay được phân bố nhiều ở Nam Florida, Caribbean và Trung Mỹ. Về màu sắc thì gỗ có màu đỏ, cam, violet, nâu; nhựa gỗ màu trắng vàng nhạt có rành giới phân chia rõ ràng từ gỗ tâm và gỗ này đặc tính mịn, độ bóng tự nhiên cao.

Chính nhờ những đặc tính trên thì gỗ Lim đen được nhiều người sử dung để làm veneer, sản phẩm thể nhỏ, tượng điêu khắc.

# Top 12: Gỗ Katalox

Gỗ Katalox


Xếp ở vị trí thứ 12 trong danh sách gỗ tự nhiên cứng nhất trên thế giới hiện nay theo thang đo Janka là 3600 ibf đó là gỗ Katalox hay còn được gọi tên khác là gỗ Hoàng Gia Mexico. Loại gỗ này phân bố chủ yếu ở Nam Mexico, Trung Mỹ và Nam Mỹ có tên khoa học là Swartzia spp. (S. cubensis) có màu nâu đỏ sẫm đến gần như đen, đôi lúc có màu tím thường được sử dụng thay thế cho gỗ Mun.

Loại gỗ Katalox tự nhiên có đặc điểm thớ gỗ chắc, vân gỗ mịn nên hiện nay được ứng dụng sử dụng để làm đồ nội thất cao cấp, sàn gỗ tự nhiên, ốp tường, ốp trần, guitar...

Như vậy bài viết chia sẻ về các loại gỗ cứng nhất trên thế giới hiện nay theo thang đo đô cứng Janka đến đây là kết thúc. Hi vọng rằng với những thông tin có trong bài viết sẽ đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của bạn đọc. Xin chào và hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo nhé!

Average: 5 (1 vote)

Tin tức cùng loại